Các phiên bản LTV A-7 Corsair II

Những chiếc nguyên mẫu YA-7D số hiệu 67-14582 và 67-14584, cùng với những chiếc 69-6191 và 69-6217 đang bay trong đội hình lần cuối trước khi nghỉ hưu tại Căn cứ Không quân Edwards, California, để đến Trung tâm AMARC, tháng 8 năm 1992.A-7APhiên bản sản xuất đầu tiên. Những chiếc Corsair II Hải quân đời đầu có hai pháo Colt Mk 12 20 mm với 250 viên đạn mỗi khẩu. Tải trọng vũ khí tối đa, chủ yếu mang trên các đế cánh, trên lý thuyết là 6.804 kg (15.000 lb), nhưng bị giới hạn bởi trọng lượng cất cánh tối đa, do đó tải trọng vũ khí tối đa chỉ mang được với giảm thiểu nhiên liệu chứa bên trong khá nhiều. Có 199 chiếc được chế tạo.A-7BNâng cấp động cơ TF30-P-8 có lực đẩy 12.190 lbf (54,2 kN). Đến năm 1971, những chiếc A-7B còn lại được được nâng cấp lên kiểu động cơ TF30-P-408 có lực đẩy 13.390 lbf (59,6 kN). Có 196 chiếc được chế tạo.A-7C67 chiếc A-7E được chế tạo đầu tiên với động cơ TF30.TA-7CPhiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi dành cho Hải quân Hoa Kỳ, gồm 24 chiếc được cải biến từ phiên bản A-7B và 36 chiếc từ phiên bản A-7C. được nâng cấp lên tiêu chuẩn A-7E vào năm 1984.A-7DTiếp nối con đường sử dụng một thiết kế máy bay Hải quân, khởi đầu với chiếc F-4 Phantom II, Không quân Hoa Kỳ đã yêu cầu một phiên bản A-7 dành cho Bộ chỉ huy Không quân Chiến Thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về một chiếc máy bay hỗ trợ gần mặt đất giá rẻ thay thế cho chiếc A-1 Skyraider. Vào ngày 5 tháng 11 năm 1965 Không quân Mỹ công bố sẽ đặt mua một phiên bản của chiếc A-7 đặt tên là A-7D. Khác biệt quan trọng nhất so với các phiên bản Hải quân là việc sử dụng kiểu động cơ turbo quạt ép Allison TF41-A-1, một phiên bản chế tạo theo giấy phép nhượng quyền của kiểu Rolls-Royce Spey Anh Quốc. Với lực đẩy 14.500 lbf (64,5 kN), động cơ mới cung cấp sự cải tiến về tính năng bay. Thêm vào đó, hệ thống điện tử được nâng cấp, vũ khí bên trong được đổi thành một khẩu pháo gatling M61 Vulcan 20 mm, và phương thức tiếp nhiên liệu trên không đổi từ kiểu "vòi-và-phểu" sang kiểu "cần bay". Chiếc nguyên mẫu YA-7D trang bị động cơ TF30 bay chuyến bay đầu tiên vào ngày 6 tháng 4 năm 1968, còn máy bay trang bị động cơ TF41 cất cánh vào ngày 26 tháng 9 năm 1968. Chiếc máy bay sau đó được nâng cấp trang bị một bộ theo dõi mục tiêu laser Pave Penny để có khả năng ném bom dẫn đường. Có 459 chiếc được chế tạo.A-7EHải quân Mỹ bị ấn tượng về sự cải thiện tính năng bay của phiên bản A-7D của Không quân nên họ đã yêu cầu một phiên bản của riêng họ trang bị động cơ TF41. Chiếc nguyên mẫu bay chuyến bay đầu tiên vào ngày 25 tháng 11 năm 1968. Đến năm 1986, 231 chiếc A-7E được nâng cấp trang bị cụm LANA (Low-Altitude Night Attack: tấn công đêm độ cao thấp) sẽ chiếu hình ảnh được phóng đại lên màn hình hiển thị trước mặt (HUD), và khi phối hợp cùng radar sẽ cung cấp việc theo dõi địa hình cho đến tốc độ 740 km/h (460 mph) ở độ cao 200 ft (60 m). Có 529 chiếc được chế tạo (không tính 67 chiếc A-7C).Tập tin:A-7f-71-344.jpgChiếc nguyên mẫu YA-7F (trước đây là chiếc A-7D số hiệu 71-0344) cất cánh từ Căn cứ Không quân Edwards, California, tháng 11 năm 1989.YA-7F (A-7D Plus / A-7 Strikefighter)Vào năm 1985, Không quân Hoa Kỳ mở thầu về một kiểu máy bay cường kích tốc độ cao do mối lo ngại rằng chiếc máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II quá chậm để can thiệp kịp thời. Thiết kế yêu cầu dùng một kiểu động cơ mới, có thể kiểu Pratt & Whitney F100 hay General Electric F110. Ling-Temco-Vought đáp ứng bằng một phiên bản siêu thanh của chiếc A-7 trang bị một động cơ Pratt & Whitney F100-PW-220 có lực đẩy 26.000 lbf (116 kN). Để gắn được kiểu động cơ mới, thân máy bay được kéo dài thêm khoảng 1,22 m (4 ft), trong đó phần thân trước thêm 76 cm (30 in) và phần thân sau thêm 46 cm (18 in). Cánh được gia cố và tăng cường thêm các cánh nắp, mép trước cánh kéo dài và cánh tà cơ động tự động. Chiều cao của cánh đuôi đứng được tăng thêm khoảng 25 cm (10 in). Điều thú vị nhưng không lấy làm ngạc nhiêm lắm, kết quả sau khi cải biến là một chiếc máy bay có hình dạng tương tự chiếc F-8 Crusader, vốn là nguồn gốc của thiết kế chiếc A-7. Có hai chiếc A-7D được cải biến, chiếc nguyên mẫu thứ nhất bay chuyến bay đầu tiên vào ngày 29 tháng 11 năm 1989 và đã vượt bức tường âm thanh trong chuyến bay thứ hai. Chiếc nguyên mẫu thứ hai cất cánh vào ngày 3 tháng 4 năm 1990. Dự án bị hủy bỏ do chiếc F-16 Fighting Falcon được chọn trong gói thầu này.A-7GPhiên bản đề nghị dành cho Thụy Sĩ, không được chế tạo.A-7HPhiên bản cải biến kiểu A-7E dành cho Hy Lạp không có khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Có 60 chiếc được chế tạoTA-7HPhiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi dành cho Hy Lạp.EA-7LTám chiếc TA-7C được cải biến thành máy bay xâm nhập điện tử do Phi đội VAQ-34 sử dụng, được nâng cấp lên tiêu chuẩn A-7E vào năm 1984.TA-7KPhiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi dành cho Không lực Vệ binh Quốc gia. Có 30 chiếc được chế tạo.A-7PNhững chiếc A-7A cũ của Hải quân được tân trang lại cho Bồ Đào Nha.TA-7PPhiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi dành cho Bồ Đào Nha.YA-7E/YA-7HNguyên mẫu hai chỗ ngồi do Ling-Temco-Vought chế tạo như là khoản đầu tư riêng của công ty.